Friday, February 17, 2012

Dưa hấu có tác dụng như... viagra

Dưa hấu là một loại trái cây rất được ưa chuộng, đặc biệt trong nhưng ngày hè bởi hương thơm và vị ngọt vốn có của nó. Một nghiên cứu mới đây nhất còn chỉ ra rằng, dưa hấu được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên hàng đầu.

Cũng giống như nhiều loại trái cây và rau xanh khác, dưa hấu có chứa các chất dinh dưỡng phyto, chúng có khả năng kích thích các phản ứng bên trong cơ thể.

Dua hau co tac dung nhu... viagra
Dưa hấu có tác dụng như...viagra (Hình minh hoạ).
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, việc ăn dưa hấu đối với các đấng mày râu giúp cho họ tăng ham muốn và hưng phần hơn trong chuyện chăn gối. Dưa hấu giúp cho lượng một lượng máu lớn hơn bình thường lưu thông về cơ quan sinh dục cũng như các dây thần kinh cảm ứng.

Các nhà nghiên cứu cũng tiến hành so sánh những tác động của dưa hấu so với hiệu quả của các loại thuốc kích dục ở nam giới.

Thành phần dưỡng chất chính mang tên phyto có tác dụng giúp tăng hưng phấn. Khi chất này được hấp thụ vào trong cơ thể nó sẽ được chuyển hóa thành Acgini và đây là một dạng amino axit.
Bên cạnh chức năng giống như một loại viagra nó còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tốt cho tim mạch và hệ tuần hoàn, đặc biệt giúp phòng ngừa hữu hiệu chứng xuất tinh sớm và không có khả năng cương cứng.

Ngoài dưa hấu, các loại thực phẩm tốt cho “chuyện ấy” còn phải kể đến chuối, con hàu, sôcôla, dâu tây.

Khổng Hà (Theo CC)
Việt Báo (Theo_VTC)

Những loại rau mang tên Viagra

Theo nghiên cứu của các chuyên gia tình dục Trung Quốc, tỏi tây, hành tây và lá hẹ là thực phẩm bổ thận, tráng dương.

Tỏi tây - cao thủ của những kích thích

Ở 1 số nước, tỏi tây được xem là hiện thân của tình yêu và ham muốn tình dục. Chẳng hạn, tại châu Phi và vùng Balkan, nam thanh nữ tú của 1 số quốc gia trước khi kết hôn đều ăn nhiều tỏi tây, hy vọng thật cơ thể luôn khỏe mạnh và hôn nhân hạnh phúc.
Tỏi tây rất giàu chất dinh dưỡng, giúp thư giãn mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, rất tốt cho tim mạch
.



Theo y học hiện đại, màu xanh có trong tỏi tây chứa 1 loạt các vitamin đảm bảo cho sự tiết hormone bình thường, hiệu quả đối với việc kích thích ham muốn tình dục. Nam giới ăn tỏi tây 3 lần/tuần sẽ giúp mạnh mẽ hơn mỗi khi “lâm trận”.

Lá hẹ - rau Viagra

Cả y học hiện đại và Đông y đều nhận xét, lá hẹ là thực phẩm bổ thận ích dương, hỗ trợ đắc lực cho nam giới khi bị rối loạn cương dương hoặc xuất tinh sớm. Vì vậy, lá hẹ còn được gọi với nhiều cái tên khác như “cỏ tráng dương” hay “rau Viagra”.

Hẹ chứa protein, chất béo, carbohydrate, carotene, vitamin C, canxi, photpho, sắt và khoáng chất khác. Nhiều món ngon từ hẹ như: hẹ chiên trứng, hẹ xào tôm, hẹ và há cảo… đều có khả năng kích thích ham muốn cao. Tuy nhiên, người tiêu hóa kém không nên ăn nhiều hẹ.

Người có tâm trạng chán nản, miệng khô và không muốn uống nước, lưỡi đỏ, đổ mồ hôi ban đêm… nên bổ sung hẹ trong các bữa ăn.



Hành tây - nữ hoàng của các loại rau


Người Italia thường sử dụng hành tây như loại thuốc giúp bổ thận. Người Ấn Độ lại sử dụng thực phẩm này như 1 chất kích thích những ham muốn.

Viet Bao.vn (Theo Danviet

Wednesday, February 15, 2012

Những bài thuốc chữa đau đầu

 

Y học cổ truyền cho rằng, đau đầu có nhiều chứng, hoặc vì âm hư, hoặc vì dương hư, hoặc vì khí huyết hư, hoặc vì phong đờm, hỏa. Có khi đau ở giữa, khi đau hai bên, trước trán, phía sau, đau thiên về một bên... Cần phân biệt cho rành thì chữa mới có thể khỏi được, chứ không đơn giản uống thuốc giảm đau là hết. Y học cổ truyền chia ra làm nhiều thể đau đầu như:
dau dau - tinsuckhoe.com
Âm hư đầu thống
Chứng này thường đau rải rác quanh năm, có lúc lại như không đau, là vì thận thủy kém, hỏa tà xông lên, nên dùng bài thuốc “tư âm giáng hỏa”, gồm: thục địa, ngọc trúc (đều 40g), thù nhục 16g, hoài sơn, huyền sâm, xuyên khung (đều 12g), mạch môn 9g, ngũ vị 8g. Đem sắc với 3 chén nước còn nửa chén, uống lúc ấm trước khi ăn, thuốc sắc 3 lần, uống như nhau. Mới uống thang đầu, đầu càng đau thêm, phải uống đến thang thứ hai thì mới đỡ.
Khí hư đầu thống
Chứng này đau đầu về bên phải, thì dùng bài gồm các vị: hoàng kỳ (sao mật) 16g, nhân sâm, bạch truật, trần bì, đương quy, xuyên khung, cao bản, chích cam thảo, thăng ma, hoàng bá, tế tân (mỗi vị 12g) và bán hạ 12g (tẩm nước gừng sao). Đem sắc với cùng với 3 lát gừng sống, sắc uống như các bài thuốc trên.
Huyết hư đầu thống
Chứng này thường đau về bên trái, là vì huyết hư thuộc về phong, ban đêm lại càng đau nặng, nên dùng bài gồm các vị: đương quy, xuyên khung, bạch thược, sinh địa, hoàng cầm, mạn kinh, sài hồ, phòng phong, cao bản (mỗi vị 12g), hương phụ chế 8g. Sắc uống như các bài thuốc trên.
Khí huyết lưỡng hư đầu thống
Chứng này đau cả hai bên đầu vì khí huyết đều kém cả, thường dùng bài thuốc gồm: hoàng kỳ 16g, nhân sâm, bạch truật, chích cam thảo, xuyên khung, thăng ma, sài hồ, trần bì, hoàng bá, mạn kinh, đương quy (mỗi vị 12g), tế tân 8g. Sắc uống như trên.
Hoàng bá-vị thuốc chữa đau đầu
Đàm hỏa đầu thống
Chứng đau đàm hỏa phần nhiều vì người gầy huyết hư mà sinh ra, thường dùng bài gồm: trần bì, bán hạ, tế tân (cùng 8g), bạch linh, hoàng cầm, xuyên khung, khương hoạt, cam thảo, cát cánh (cùng 12g) và 3 lát gừng. Sắc uống như bài thuốc trên.
Phong hàn đầu thống
Đau chứng này vì gặp phải gió lạnh, thường dùng bài gồm: bạch linh, bán hạ (mỗi vị 12g), trần bì 8g, chích cam thảo 6g. Thêm 3 lát gừng sống, sắc uống như các bài thuốc trên.
Huyễn vựng đầu thống
Chứng này khiến đầu quay, hoa mắt, tai ù, người lảo đảo như đứng trên xe, tàu hỏa, nhiều khi muốn ngã, thường dùng bài gồm: trần bì, chỉ thực, bạch linh, xuyên khung (mỗi vị 12g), bán hạ, bạch chỉ (cùng 10g), hoàng cầm, nam tinh, phòng phong, tế tân, cam thảo (cùng 8g). Sắc uống như các bài thuốc trên.
( theo dinhduong)

Trị nhiệt miệng với các thảo dược quen thuộc

 

Khi trong miệng xuất hiện vết loét tròn hoặc elip, nhiều khi có đốm trắng ở giữa gây nóng rát và đau nhiều, kèm theo đó là hôi miệng, hơi thở khô, tiểu tiện khó… hãy tận dụng các loại rau cỏ sẵn có sau:
Theo Đông Y, nhiệt miệng phát sinh do hoả độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là dùng các bài thuốc, thảo dược thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết.
Thảo dược dùng trong
Ngậm chất chát trong miệng: Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi-rút, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
Khế tươi: giã nát 2 - 3 quả khế, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
Thảo dược dùng ngoài
Củ cải trắng: Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.
Cỏ mực: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.
Do cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt kết hợp với mật vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển… nên bài thuốc này còn được dùng để chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
Lá bù ngót (rau ngót): rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi.
(Theo BS Đông Y Dương Thu Hà Nguyên BS BV Y học cổ truyền TƯ // Dân trí)

Các bài thuốc chữa viêm họng cấp, mạn tính

Thời tiết nóng lạnh, mưa nắng thất thường cùng với môi trường ngày càng ô nhiễm, nghiện thuốc lá… khiến bệnh viêm họng rất phổ biến trong cộng đồng.
Theo Ðông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý, gọi là hầu tý. Viêm họng có hai thể cấp tính và mạn tính. Viêm họng cấp tính nguyên nhân do ngoại cảm phong hàn kết hợp đàm nhiệt bên trong cơ thể mà gây bệnh; viêm họng mạn tính do đàm nhiệt lâu ngày tích tụ làm tổn thương phế âm mà gây bệnh. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh viêm họng theo từng thể bệnh.
Bạc hà.
Viêm họng cấp tính: Người bệnh thấy đau rát trong cổ họng, niêm mạc họng rất đỏ, sưng nề, ho từng cơn, có đờm nhầy, lúc đầu trắng, sau đặc có màu vàng. Người bệnh có thể sốt, nhức đầu, mệt mỏi. Phương pháp chữa: sơ phong, thanh nhiệt, hóa đàm. Có thể dùng một trong các bài thuốc:
Bài 1: kinh giới 16g, bạc hà 8g, kim ngân 12g, cỏ nhọ nồi 8g, huyền sâm 12g, xạ can 4g, sinh địa 12g, tang bạch bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
Bài 2: kinh giới 12g, bạc hà 6g, kim ngân 20g, cát cánh 4g, liên kiều 12g, cam thảo 4g, ngưu bàng tử 12g, sinh địa 12g, cương tàm 12g, huyền sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Viêm họng mạn tính: Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm quánh dính hoặc trắng nhầy (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, gặng hắng. Niêm mạc họng có những điểm sung huyết màu đỏ nhạt, rải rác có những hạt lympho màu trắng (viêm họng hạt).
Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virut, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp. Phương pháp chữa: dưỡng âm thanh nhiệt, hóa đàm. Có thể dùng một trong các bài thuốc sau:
Bài 1: sinh địa 16g, xạ can 6g, huyền sâm 16g, kê huyết đằng 12g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, tang bạch bì 12g, bạch cương tàm 8g, cam thảo nam 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Bài 2: sa sâm 16g, thiên hoa phấn 6g, hoàng cầm 12g, cát cánh 4g, tang bạch bì 12g, cam thảo 4g.
Nếu cổ họng có nhiều hạt lympho gia xạ can 8g. Họng khô rát gia thạch hộc 16g, huyền sâm 12g. Nếu đờm quánh dính, khó khạc ra được gia qua lâu 8g, bối mẫu 6g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
Để phòng tránh viêm họng, hằng ngày cần:
- Súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng để sát khuẩn họng và miệng.
- Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt. Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc… Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc, hạn chế các thực phẩm gây kích thích như gừng, tỏi, ớt…
- Không hút thuốc, uống rượu.
- Thường xuyên mở cửa để không khí lưu thông.
- Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp vì nóng lạnh đột ngột dễ gây viêm họng đỏ cấp.
(Theo Lương y Thái Hòe // Sức khỏe & Đời sống)

Chữa say nắng bằng Nam dược


 

Theo đông y, chứng say nắng được gọi là trúng thứ, thường do thận thúy vốn suy lại gặp phải thứ tà kích động mà biến thành đàm vít tắc tâm bào; hoặc do lao động nặng nhọc trong điều kiện nắng nóng khiến thứ tà xâm phạm làm trở ngại khí cơ, mồ hôi ra nhiều; hoặc lại ăn phải đồ lạnh gây ra thổ, tả nên tân dịch khô háo người bệnh sẽ bất tỉnh, không cứu chữa kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Lấy vỏ đậu xanh sắc nước uống chữa say nắng.
Gặp những trường hợp này ban đầu cần được sơ cứu bằng cách: đưa ngay người bệnh vào nơi râm mát thoáng đãng, nới lỏng quần áo (không để người vây quanh), lấy khăn thấm nước mát đắp lên mặt, bụng, hố nách, bẹn đồng thời xoa bóp toàn thân. Kết hợp day bấm các huyệt bách hội, nhân trung, hợp cốc, thập tuyên, nếu có thể châm cứu thiếu thương, thập tuyên và cạo gió...
Sau đó chọn sử dụng một trong các phương thuốc Nam dưới đây, tùy ý chọn lựa sao cho thích hợp và tiện lợi mà nhanh nhất.
Người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi: thanh cao 12g, kim ngân 12g, liên kiều 10g, hậu phác 10g, sắc uống. Hoặc: hương nhu 20g, nếu có rau hương nhu tía thì càng hay, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương, và gan bàn chân, đắp chăn cho ra mồ hôi là khỏi, hoặc: lấy vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.
Trúng nắng bị ngất xỉu: lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10g - 12g chiêu với nước mới múc (tân cấp thủy) rất công hiệu (theo Namdược thần hiệu).
Bị trúng nắng đầu nhức, xây xẩm mặt mày: lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối mà uống, còn bã đắp hai thái dương và gan bàn chân. Nếu có thể cho chút bột sắn dây hòa cùng nước cốt rau má nhưng lại không cho muối mà cho chút đường vào để dễ uống. Ngày uống 2 - 3 lần.
Trúng nắng bất tỉnh, người ngã vật: lấy một nắm rau bạc hà tươi, giã nát, tẩm thêm nước rồi vắt một bát nước cốt cho uống sẽ tỉnh trong chốc lát (theo Namdược thần hiệu).
Nếu vừa nôn vừa tiêu chảy: lấy lá sen tươi giã nát thêm nước sôi nguội vắt lấy nước cốt cho uống. Hoặc sử dụng: nhân sâm 12g, bạch truật 12g, can khương 10g, chích cam thảo 6g, mạch nha 10g, sa nhân 4g. Sắc uống làm 2 -3 lần trong ngày.
Nếu sốt cao: địa du 16g, uất kim 16g, đậu đen 16g, hoắc hương 16g, ý dĩ 16g, hạnh nhân 16g, trúc diệp 16g, bán hạ 16g, hoạt thạch 16g, sắc uống.
Cảm nắng bị đau đầu, buồn nôn, tức ngực: hoắc hương tươi 20g (khô 10g), mần tưới 10g, sắc uống.
Cảm nắng đau đầu, ớn lạnh, không ra mồ hôi, ngực tức: hương nhu tía 12g, hậu phác 8g, đậu ván trắng 12g, bạch linh 10g, cam thảo 6g, sắc đặc uống nóng.
Kèm theo nôn mửa tiêu chảy, tim hồi hộp, khát nước: hương nhu tía 10g, cát căn 10g, diếp cá 10g, cây ban 10g, hoàng liên ô rô 10g, thạch xương bồ 6g, mộc hương 3g, sắc uống. Hoặc: nhân sâm 8g, trạch tả 8g, cát căn 10g, thăng ma 12g, hoàng kỳ 10g, ngũ vị tử giã dập 6g, bạch truật 10g, thần khúc 10g, thương truật 10g, cam thảo 5g, sắc uống ấm ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.
Say nắng nhẹ: bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường ăn khi còn ấm, ngày 2 lần. Hoặc: bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ. Nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng.
(Theo BS. Hoàng Xuân Đại // Sức khỏe & đời sống)

Chữa chứng mất ngủ bằng thuốc Nam

Mất ngủ thường kèm theo những triệu chứng: đau đầu, váng đầu, chóng mặt, hay quên, tim hồi hộp, ăn uống kém.
Nguyên nhân của bệnh là do tinh thần kích động, lo nghĩ khiếp sợ, rối loạn tâm trí, đau ốm kéo dài làm cho thận âm hư tổn không nuôi được tâm tỳ, dẫn đến tình trạng mất ngủ. Để điều trị chứng bệnh này, Đông y có những phương thuốc hữu hiệu dưới đây.
Mất ngủ do tâm hoả thịnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Triệu chứng: đau đầu, váng đầu, lưỡi đỏ, lợi sưng đau, đại tiện táo bón, giấc ngủ chập chờn, hay mơ hay giật mình, trằn trọc không yên.
Phép chữa: Thanh tâm hỏa, dưỡng tâm an thần.
Bài 1: Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, lá vông 20g, xấu hổ 16g, bạch linh 10g, cỏ mực 20g, tang diệp 20g, đinh lăng 20g, rau má 20g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Chi tử 12g, hoa hòe 12g, hoàng liên 10g, hắc táo nhân 16g, cỏ mần trầu 16g, trinh nữ 16g, bạch linh 10g, cam thảo 12g, đương quy 12g, thủ ô chế 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Mất ngủ do can khí uất kết
Triệu chứng: Đau tức hạ sườn, da vàng tiểu đỏ, đau đầu, khó ngủ, ăn uống kém, phân thường táo, miệng đắng, rêu lưỡi vàng.
Phép chữa: Giải uất hòa can, thanh tâm dưỡng tỳ.
Bài 1: Đan bì 10g, chi tử 12g, bạch thược 12g, rau má 20g, nam hoàng bá 16g, cỏ mực 20g, đan sâm 12g, ích mẫu 16g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Hương phụ 12g, chỉ xác 10g, chi tử 12g, tang diệp 20g, hoài sơn 12g, liên nhục 12g, hắc táo nhân 16g, khởi tử 12g, hạ liên châu 10g. Sắc uống ngày 1 thang.
Mất ngủ ở thời kỳ tiền mãn kinh
Triệu chứng: Khó ngủ kèm theo những cơn bốc hỏa, đau đầu, da khô, bức bách trong lồng ngực, mồ hôi toát ra bất kì, đau xương, đau ngực…
Phép chữa: Dưỡng tâm hạ khí, bình can, thanh nhiệt.
Bài 1: Hắc táo nhân 16g, đan sâm 12g, đinh lăng 20g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, biển đậu 12g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, đan bì 10g, khởi tử 10g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Đương quy 12g, hà thủ ô 12g, ích mẫu 12g, đan sâm 12g, bạch linh 10g, bá tử nhân 12g, chi tử 12g, cát căn 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, kim ngân 16g, thục địa 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: Ngân hoa 10g, liên kiều 10g, cỏ mực 16g, đan bì 10g, chi tử 12g, bạch thược 12g, nam hoàng bá 12g, hắc táo nhân 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, đinh lăng 16g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Mất ngủ do tâm tỳ lưỡng hư
Triệu chứng: Tỳ hư không tổng hợp được tinh chất, tâm thiếu nuôi dưỡng, sinh ra những chứng trạng: ngủ hay mơ, giấc ngủ rất ngắn, nhanh tỉnh, thường hay hồi hộp, hay quên, sức làm việc rất kém, sắc mặt ủ rũ, rêu lưỡi nhợt, mạch tế nhược.
Phép chữa: Bổ dưỡng tâm tỳ để sinh khí huyết.
Bài 1: Bạch truật 16g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đương quy 16g, ngũ gia bì 16g, cam thảo 12g, thục địa 12g, sinh khương 6g, thủ ô chế 12g, đại táo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 2: Đinh lăng 16g, thủ ô chế 16g, đương quy 16g, ngũ gia bì 16g, bán hạ 10g, hậu phác 10g, sinh khương 6g, trần bì 10g, cam thảo 12g, bạch truật 12g, thương truật 10g, đại táo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Bài 3: Hắc táo nhân 16g, lá vông 20g, biển đậu 12g, đương quy 16g, trần bì 12g, bạch truật 16g, ngũ gia bì 16g, củ đinh lăng 16g, sinh khương 6g, cao lương khương 10g, sơn tra 10g, đại táo 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
(Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ // Sức khỏe & đời sống